Tại sao bát đĩa, nồi niêu rửa không sạch, bị nhớt, bị mùi khi dùng máy rửa bát?

  • Đăng ngày 06 tháng 08 2022  
  • 1173 lượt xem
 
TẠI SAO BÁT ĐĨA, NỒI NIÊU RỬA KHÔNG SẠCH, BỊ NHỚT, BỊ CẶN VÔI BÁM ĐẦY, BỊ MÙI...KHI SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT
Sau đây là một vài chia sẻ thực tế của Chị Nhung sau khi sử dụng một thời gian.
Nhà em đang dùng máy rửa bát Bosch và em cũng từng gặp trường hợp rửa xong mở ra bát không sạch cặn bám đầy vào nồi, không khô, bị nhờn, có khi lại có mùi hôi xộc thẳng vào mũi rất khó chịu. Chắc hẳn không ít người dùng máy cũng đã và đang gặp phải các vấn đề này. Sau đây em xin chia sẻ kinh nghiệm mà mình rút ra được để mọi người có thể nắm được và sử dụng máy rửa bát đạt hiệu quả tốt nhất ạ:
 
1. Bát rửa xong không khô, trôn bát đọng nước, sờ vào có cảm giác nhớt
2. Bát khô sờ vào thì sạch, nhưng tay ướt sờ vào cảm giác nhớt, trơn
3. Bình thường không sao, bát đĩa sạch bóng kín kít, nhưng cứ đổ muối lại bị bám đầy cặn cứng ở bát đĩa, rõ nhất là cốc thủy tinh...
4. Bát đĩa nồi niêu rửa không sạch: thấy vẫn đầy vết bẩn trên bát đĩa hoặc đấy cặn vôi cứng (nhìn rõ nhất trên chảo chống dính, vung nồi, cốc chén thủy tinh...)
5. Tại sao trong cùng một mẻ mà cái sạch, cái thì bị nhớt, cái thì không sạch, cốc thủy tinh cái thì vẫn trong suốt, cái thì đục ngầu...
Em xin tổng hợp lại các kinh nghiệm và chia sẻ với các bác như sau:
Các máy rửa bát, dù là hãng nào, seri cũ hay mới thì đều hoạt động trên nguyên tắc hoạt động hiệu quả cao khi có sự tương tác hoàn hảo giữa áp lực nước, nhiệt độ, thời gian và bộ sản cho sản phẩm viên rửa. Vậy bát đĩa sau khi rửa k đạt hiệu quả như mong đợi, các bác giúp e kiểm tra lại các yếu tố như sau:
1. Tay quay phun nước hoạt động hiệu quả nên không phun đủ lượng nước và áp lực nước trong quá trình vận hành, các bác kiểm tra giúp em:
- Bát đĩa, nồi, muôi thìa bị chạm vào tay quay phun nước: có thể do xếp nồi, rổ rá bị chồng đè lên nhau quá cao nên chạm vào tay quay trên, muôi thìa dài cắm vào ống nhưng cao quá cũng chạm tay quay (trước khi bấm máy chạy, quan sát thật kỹ và lấy tay quay thử các tay quay xem có bị chạm đồ không)
- Tay quay có thể bị tắc do bẩn két cứng lâu ngày nên tắc, hoặc do bát đĩa không được tráng kỹ nên một số mẩu tăm nhỏ, xương nhỏ bám vào gây tắc (cách khắc phục: kiểm tra và vệ sinh tay quay định kỳ hoặc ngay khi bát đĩa bị bẩn)
 
2. Xếp bát đĩa không khoa học:
- Đồ rửa xếp bị chồng đè lên nhau hoặc khít nhau quá không có khoảng cách để tia nước áp lực mạnh không bắn đến, tiếp xúc được hết các vị trí cần rửa nên bát đĩa bị bẩn, bát đĩa xếp bị ngửa hoặc trôn bát không nghiêng đủ độ nên bị đọng nước, đọng chất tẩy rửa nên bẩn và nhớt
- Bát đĩa xếp chắn vào hộc chứa viên rửa làm viên rửa k rơi ra muộn so với chu trình đúng quy định cũng là nguyên nhân viên rửa không tan hết và không được làm sạch đủ nên gây tồn dư trên bát đĩa.
 
3. Cài đặt mức tiêu hao bóng quá cao làm bát bị nhớt
- Thường các máy sẽ mặc định mức tiêu hao bóng cao nhất là r5. Tuỳ theo loại viên rửa mà các bác điều chỉnh mức tiêu hao bóng phù hợp
- Thường các viên rửa cao cấp như Quantum của Finish có hàm lượng bóng rất cao, thì bóng chỉ nên cài đặt mức R1 hoặc k cần dùng kèm bóng
- Để kiểm tra bát bị nhớt có phải do mức tiêu hao bóng thì cài máy về mức bóng giảm dần đến khi nào hết nhớt thì thôi
- Tuỳ vào sẻri máy có cách cài đặt điều chỉnh tiêu bao bóng khác nhau. Các bác có thể xem kỹ quyển hướng dẫn sử dụng hoặc search trên google là ra ngay ạ
4. Các hiện tượng đổ muối:
- Cài đặt mức tiêu hao muối thấp quá hoặc k đổ muối làm k đủ lượng muối tan hết cặn vôi trong nước, nên trong quá trình rửa nó bám ngược vào bát đĩa, cốc chén
- Cài đặt tiêu hao muối cao qua hoặc một số bác đổ muối làm vãi muối ra xung quanh nhưng không lâu sạch sẽ đi làm dư thừa lượng muối trong quá trình vận hành làm chính cặn muối dư thừa bám đầy vào đồ cần rửa.
- Một số gia đình sử dụng máy lọc nước tổng với mức tiêu hao muối hoàn nguyên quá cao nên nước quá mềm >> sờ vào đã có cảm giác nhớt. Lúc này máy cần cài đặt tiêu hao muối băng 0 hoặc 1.
 
5. Lựa chọn chế độ rửa không phù hợp với viên rửa, bột rửa hoặc độ bẩn của bát đĩa
- Bát đĩa ít dầu mỡ, vết bẩn mới được tráng sạch nên chọn chế độ eco
- Bát đĩa nhiều vết bẩn thông thường, dầu mỡ vừa phải thì chọn eco + sấy Tăng cường
- Bát đĩa nhiều vết bẩn cứng, lâu ngày, nhiều dầu mỡ chọn chế độ rửa chuyên sâu, rửa nồi...
- Nếu dùng viên rửa thì lựa chọn chế độ rửa trên 2h đảm bảo thời gian viên rửa đủ tan hết, bột rửa có thể chọn chế độ dưới 2h tránh gây tồn dư trên bát đĩa
6. Lượng viên rửa phù hợp lượng bát, kích cỡ loại máy để tránh lãng phí và dư thừa chất tẩy rửa trên bát đĩa:
- Bột rửa: 15-25g/ mỗi lần rửa: Máy trên 12 bộ, đầy bát, nhiều dầu mỡ thì dùng 25-30g. Ít bát đĩa thì điều chỉnh 10-20g (trong ngăn chứa viên rửa có vạch chia 15-25)
- Viên rửa: máy trên 12 bộ, đầy máy dùng cả viên 18g. Ít bát có thể dùng 1/2 viên.
7. Đồ rửa nhiều vết dầu mỡ cứng, két đồ rán, do luộc rau cần làm sạch, cọ qua. Bát đĩa dồn nên được Tráng hoặc chọn chế độ rửa tráng cho sạch và đỡ mùi...
8. Máy, bát đĩa bị mùi:
- Do máy không được vệ sinh thường xuyên nên gây tắc hoặc ám mùi trong máy >> chú ý vệ sinh máy: hốc rác, lọc rác, tay quay định kỳ và dùng các loại viên nén, ddvs đúng cách và đúng kỳ quy định (phần này e có các video chia sẻ rất kỹ cách làm
- Các dòng máy sấy tăng cường hoặc Zeolith k tự hé cửa thì thường mùi sẽ nặng hơn. Tuy nhiên mở cửa ra sẽ hết dần
- Có thể dùng vỏ chanh, cam hoặc vỉ treo thơm để tạo mùi, khử mùi.